Thiết kế phòng khám tư đang là địa chỉ được nhiều người tìm đến để khám chữa bệnh. Sự thật cần được nhìn nhận khách quan rằng các bệnh viện công hiện tại đã và đang quá tải.
Cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ bệnh viện không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của bệnh nhân. Đến với phòng khám tư nhân sẽ rút ngắn được thời gian chờ đợi cũng như chất lượng thăm khám, tư vấn tận tình hơn.
Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa tư nhân
Vị trí thiết kế
Phòng khám cần được xây dựng ở vị trí thuận tiện cho việc di chuyển của bệnh nhân đến thăm khám, điều trị bệnh. Do vậy, phòng khám nên xây tại các trục đường lớn, liên thông với các tuyến bệnh viện huyện, tỉnh.
Đối với tiêu chuẩn này. Các phòng khám chắc hẳn đáp ứng được bởi mặt bằng đẹp là điều mà chủ phòng khám hướng đến. Vị trí thuận đẹp cũng giúp phòng khám có thêm khách hàng và tăng doanh thu.
Thiết kế phòng mạch tư
Là phòng khám chuyên khoa một bệnh hoặc nhiều bệnh khác nhau. Vì thế, cần thiết kế không gian làm sao để bệnh nhân dễ dàng tìm được chuyên khoa mình có nhu cầu thăm khám. Đồng thời, phòng mạch cũng cần phải có sự chuyên nghiệp với các tông màu, nội thất đồng bộ.
Quy mô thiết kế
Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng phòng khám được định mức:
Với quy mô nhỏ, phòng khám có số lượng bệnh nhân dưới 120 người/ngày tương ứng với số lượng giường bệnh là 6-10 giường bệnh nhân diện tích dự án là 1 ha.
Với quy mô lớn, diện tích đạt chuẩn từ 1,2 đến 1,5 ha. Với số lượng bệnh nhân từ 120 – 150 bệnh nhân/ngày và có tối thiểu 11-15 giường cho bệnh nhân.
Các khu vực đặc thù khi thiết kế
Khu vực lễ tân là nơi tiếp đón bệnh nhân phải thật rộng rãi, thoáng mát, tạo ấn tượng ngay từ ban đầu.
Khu vực khám – chữa bệnh là nơi bệnh nhân được chăm sóc, chẩn đoán bệnh và đưa ra lộ trình chữa bệnh. Ở đây phải được chia nhỏ thành nhiều khu riêng biệt như nội soi, x-quang, xét nghiệm, tiểu phẫu,… Phòng khám càng lớn thì sẽ có càng nhiều phòng ban.
Khu vực hành chính: Đây là nơi lưu trữ hồ sơ bệnh nhân và thực hiện các công việc hành chính thiết yếu.
Khu vực vệ sinh: Đáp ứng nhu cầu cơ bản của bệnh nhân và nhân viên làm việc trong phòng khám. Khu vực vệ sinh phải luôn được giữ gìn sạch sẽ và thông thoáng. Tránh tạo ra các mầm bệnh nguy hại và có khả năng lây lan nhanh, truyền nhiễm,…
Lưu ý:
– Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên gia
– Diện tích tối thiểu của các phòng khám
– Sử dụng màu sắc hợp lý
– Khoảng cách khu vệ sinh, an toàn giữa nhà và công trình đối với nhà bệnh nhân.
Có những loại phòng khám tư nhân
Phòng khám nha khoa
Phòng khám nha khoa khá phổ biến khi nhu cầu chăm sóc răng miệng không phân biệt đối tượng, độ tuổi. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi từ tiểu học thường xuyên gặp các vấn đề răng miệng và cần thăm khám nha khoa thường xuyên. Việc thiết kế phòng nha khoa đẹp, ấn tượng sẽ giúp cho việc khám răng không còn là “nỗi ám ảnh” với trẻ nhỏ nữa.
Phòng khám nhi khoa
Phòng khám nhi khoa cũng cần được thiết kế đẹp mắt, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Những thiết kế cứng nhắc, nặng nề hay nghiêm túc của các phòng khám cho người lớn là không phù hợp với phòng khám nhi khoa.
Một phòng khám nhi khoa được nhiều phụ huynh yêu thích và lựa chọn đó là giúp các bé quên đi nỗi sợ hãi của việc khám chữa bệnh.
Thiết kế phòng mạch tư
Là phòng khám chuyên khoa một bệnh hoặc nhiều bệnh khác nhau. Vì thế, cần thiết kế không gian làm sao để bệnh nhân dễ dàng tìm được chuyên khoa mình có nhu cầu thăm khám. Đồng thời, phòng mạch cũng cần phải có sự chuyên nghiệp với các tông màu, nội thất đồng bộ.
Các lưu ý khi thiết kế phòng khám tư nhân
Ánh sáng dùng cho phòng khám
Dùng ánh sáng với cường độ sáng vừa đủ cho phòng khám. Không nên dùng ánh sáng quá chói, vừa ảnh hưởng đến thị giác khách hàng, vừa cản trở quá trình điều trị của bác sĩ. Chọn ánh sáng dịu nhẹ là tốt nhất.
Thiết kế không gian mở cho phòng khám tư nhân
Bệnh nhân đến khám chữa bệnh thường mang tâm lý lo lắng, e ngại. Do vậy cần tạo nên một không gian mở rộng rãi. Tạo sự thoải mái cho khách hàng. Nếu không gian bí bách, tù túng sẽ khiến bệnh nhân lo lắng hơn, gây trở ngại trong việc trị liệu.
Để không gian rộng lớn hơn, hãy dùng tường kính thay vì xây dựng những bức tường kín. Chúng giúp cho tầm nhìn khách hàng được sâu và rộng hơn, làm nên sự rộng lớn cho tổng thể phòng khám của bạn.
Dùng màu sơn một cách hợp lý
Để hỗ trợ tạo không gian lớn, việc dùng màu sơn thế nào rất quan trọng. Thường các màu sơn sáng sẽ được dùng. Chúng có thể hắt sáng tốt, tăng thêm ánh sáng cho phòng khám. Tuyệt đối không dùng màu tối như đen, xám, nâu. Những màu ấy tạo nên sự u ám, đem đến một tâm lý tiêu cực cho bệnh nhân. Tốt nhất là dùng một màu nền sáng (trắng, kem, pastel) tiếp theo là một màu trung tính (xanh nhạt, vàng nhạt…) để tạo điểm nhấn tổng thể không gian.
Đảm bảo vệ sinh chung
Vấn đề vệ sinh là điều tất cả mọi người quan tâm khi nhắc đến một cơ sở y tế. Không chỉ phòng ốc, dụng cụ được giữ vệ sinh sạch sẽ. Bạn cần tính đến việc nước sạch được cung cấp thường xuyên cho phòng khám. Hệ thống thoát nước thải, việc xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế phải được đầu tư kỹ.
MẪU THIẾT KẾ PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT
Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế phòng khám tư nhân của DK DECOR. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có những hình dung sơ bộ về cách thiết kế để xây dựng một phòng khám cho riêng mình. Nếu bạn còn băn khoăn hay gặp khó khăn trong quá trình thiết kế xây dựng cần được hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ để bạn có được một phòng khám đẹp như ý.
Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ đến số hotline 0944.571.555 – 0909.381.791 hoặc nhắn tin qua fanpage Nội Thất DK DECOR chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ cho quý khách.